Nếu là người quan tâm ngành hàng không thì chắc hẳn bạn đã nghe qua những vụ việc máy bay Vietjet tai nạn. Vietjet Air luôn đặt an toàn bay lên hàng đầu tuy nhiên những vụ việc này xảy ra ngoài ý muốn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các vụ máy bay Vietjet tai nạn dưới đây để có thể nắm rõ hơn các vụ việc nhé.
Các vụ máy bay Vietjet tai nạn trước đây
Máy bay Vietjet tai nạn với chim?
Vụ máy bay Vietjet tai nạn dẫn đến bị lõm sâu ở phần mũi máy bay diễn ra vào ngày 30/09/2015. Chuyến bay mang số hiệu VJ496 thực hiện hành trình đưa 145 hành khách đi từ sân bay Buôn Ma Thuột đi sân bay Nội Bài. Trong quá trình bay, các phi công cảm nhận được một va chạm mạnh ở phần mũi trước của máy bay, tuy nhiên không ảnh hưởng đến độ ổn định của máy bay, họ có thông báo cho đội điều hành bay mặt đất về sự việc này và phỏng đoán rằng có thể đã va phải một vật thể gì đó.
Lúc 19 giờ 20 phút ngày 30/09, chiếc VJ496 hạ cánh tại Nội Bài và 145 hành khách cùng phi hành đoàn rời khỏi máy bay an toàn theo lịch trình. Khi kiểm tra kỹ thuật, đội nghiệp vụ đã phát hiện phần đầu mũi máy bay bị lõm sau, rách một lỗ nhỏ và dính nhiều máu.
Sự việc và hình ảnh phần đầu máy bay bị móp được đăng tải lên mạng xã hội sau đó, ông Trần Hoài Phương – Giám đốc Cảng vụ miền Bắc thông tin nguyên nhân có thể là do máy bay tông phải chim, do vận tốc cao kết hợp với các loài chim bay ở độ cao như vậy thường là loài chim lớn, nên lực va chạm rất mạnh khiến phần đầu bị lõm.
Chiếc VJ496 sau đó được đưa vào sửa chữa và kiểm tra kỹ lưỡng, chiều bay về được thay thế bởi một máy bay khác.
Máy bay Vietjet tai nạn đáp nhầm đường băng
Các chuyên gia đánh giá vụ máy bay Vietjet tai nạn hạ cánh nhầm đường băng là vụ việc nghiêm trọng. Cụ thể vào ngày 25/12/2018, máy bay mang số hiệu VJ689 của Vietjet Air, hành trình từ Cam Ranh đi Tp.HCM. Khoảng 11h10 máy bay khởi hành và chỉ sau đó ít phút, máy bay phát tín hiệu cảnh báo khẩn cấp về vấn đề kỹ thuật ở động cơ, sau khi đánh giá tình hình là nguy hiểm, phi công buộc phải tiến cho máy bay quay đầu và hạ cánh khẩn cấp lại tại sân bay Cam Ranh.
Sự cố tiếp tục phức tạp khi máy bay tiếp cận đến gần đường băng, phi công nhận ra đường băng họ sắp đáp xuống là không được phép hạ cánh nhưng không thể kịp đổi hướng. Rất may sau đó máy bay đã an toàn, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn không gặp vấn đề gì về sức khỏe. Đường băng bị nhầm là đường băng vừa mới hoàn thành sửa chữa, tuy chưa đi vào hoạt động nhưng cũng đảm bảo phần nào khả năng vận hành nên máy bay không gặp sự cố gì.
Nguyên nhân vụ máy bay Vietjet tai nạn hạ cánh nhầm này được xác định là do các biển báo hướng dẫn, cảnh báo tại vị trí đường băng chưa hoạt động chưa đủ rõ ràng và phi công không thể quan sát rõ chúng từ khoảng cách xa. Tổ điều hành bay mặt đất cũng đã quá chủ quan khi lơ là việc điều hướng máy bay, khi họ cảnh báo cho phi công thì mọi việc đã quá trễ.
Máy bay Vietjet tai nạn lao khỏi đường băng
Liên quan đến chuyến bay số hiệu VJ322 của Vietjet Air, vụ việc máy bay Vietjet tai nạn này được đánh giá là khá nghiêm trọng. Cụ thể, chiếc VJ322 khởi hành từ sân bay Phú Quốc đi sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 14/06/2020 đã gặp sự cố nghiêm trọng lúc 12h22 sáng. Thời điểm máy bay bắt đầu quá trình hạ cánh tại Tân Sơn Nhất, trời có mưa lớn và gió mạnh, Các phi công cho máy bay tiến sát đường băng để thực hiện quá trình hạ cánh, đối mặt với điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, họ đã quyết định thực hiện quy trình hạ cánh.
Đội lái đã nhận lệnh hạ cánh trên đường băng 25L/07R của sân bay Tân Sơn Nhất. Dù gặp phải những khó khăn, nhưng với sự quyết tâm và kỹ năng chuyên môn, họ đã thành công đưa máy bay tiếp cận và chạy giảm tốc trên đường băng. Tuy nhiên, không may máy bay đã mất kiểm soát và trượt ra khỏi đường băng sau khi tiếp đất, máy bay chao đảo và dừng lại ở bãi cỏ dọc đường băng với các vệt cày lớn. Toàn bộ hành khách và thành viên phi hành đoàn đều không gặp chấn thương nào và đã được sơ tán an toàn.
Ngay lập tức cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường và tiến hành điều tra nguyên nhân. Họ xác định nguyên nhân chính khiến vụ tai nạn xảy ra là do tác động của thời tiết xấu. Sức gió mạnh và cơn mưa lớn đã làm giảm tầm nhìn của phi công và làm tăng khó khăn trong việc duy trì kiểm soát của máy bay sau khi tiếp đất với mặt đường ướt. Tuy xảy ra tai nạn những nhờ kỹ năng của đội lái đã giữ được an toàn cho tất cả hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay.
Xem thêm: Máy bay Vietjet gặp sự cố có thật không, chi tiết vụ việc
Sau các vụ máy bay Vietjet tai nạn hãng cần làm gì?
Mặc dù Vietjet Air đã thực hiện các biện pháp chuẩn bị và phòng tránh một cách kỹ lưỡng, nhưng các vụ máy bay Vietjet tai nạn vẫn xảy ra và không phải là điều mà hãng mong muốn. Điều quan trọng là Vietjet Air đã đảm bảo được an toàn cho hành khách mặc dù xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, hãng cũng cần phải tăng cường thêm các biện pháp giảm tối thiểu các trường hợp này.
Trước hết, Vietjet cần đảm bảo rằng tất cả các máy bay của họ đều đang hoạt động trong tình trạng an toàn tuyệt đối. Với một đội tàu bay trẻ trung bình dưới 3 tuổi, đồng nghĩa với việc Vietjet sở hữu các tàu bay mới và hiện đại. Kết hợp với việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và tu sửa máy bay theo đúng quy trình giúp đảm bảo độ an toàn và kịp thời phát hiện các lỗi kỹ thuật của máy bay.
Thứ hai, Vietjet cũng cần tập trung vào việc nâng cao năng lực xử lý tình huống cho phi công, tổ bay và các đơn vị điều hành bay. Đào tạo, tập huấn và cung cấp kiến thức mới liên tục là điều không thể thiếu để cung cấp cho phi công những kỹ năng và kiến thức cần thiết để xử lý mọi tình huống khẩn cấp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Sau cùng, cần có sự kết nối liền mạch và thống nhất giữa đơn vị điều hành bay với các tổ bay. Cần thiết lập các quy trình và hướng dẫn cụ thể cho tổ bay trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Đồng thời, các sân bay và cơ sở hạ tầng cũng cần phải được kiểm tra và tu sửa thường xuyên để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay.
Có thể thấy các vụ máy bay Vietjet tai nạn đều do các nguyên nhân ngoài ý muốn, không gây ra thiệt hại gì quá nghiêm trọng về người. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà hãng đặt nhẹ vấn đề an toàn, Vietjet sau mỗi vụ việc đều luôn nêu cao tinh thần rút kinh nghiệm, cải thiện những thiếu sót và nâng cao chất lượng hơn.