Thông tin Vietjet vỡ nợ là tin tức đáng chú ý xuất hiện trong thời gian gần đây và gây xôn xao trong dư luận nói chung và những người quan tâm ngành hàng không nói riêng. Vậy thực sự thông tin này là gì? Chỉ là tin đồn hay Vietjet vỡ nợ là thật? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để nắm bắt thông tin chính xác nhất.
Tin Vietjet vỡ nợ sau lỗ năm 2022?
Một doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ hay phá sản cần dựa vào khả năng chi trả cũng như tình hình kinh doanh, Vietjet cũng là một trong số đó. Năm 2021, tính đến giai đoạn cuối năm, tài sản thống kê được của Vietjet đạt khoảng 51.700 tỷ đồng, số nợ vốn vay/vốn chủ sở hữu đạt 0.91 lần và khả năng thanh khoản đạt 1,63 lần, 2 chỉ số này nằm ở mức an toàn đối với ngành hàng không. Vietjet đạt doanh thu hợp nhất 2021 ở mức 12.998 tỷ đồng, trừ chi phí hãng có lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 100 tỷ đồng, con số này so với năm 2020 tăng 46%.
Bước sang năm 2022, tình hình kinh doanh của Vietjet Air sau đại dịch có phần bị ảnh hưởng chung như hầu hết các hãng bay khác. Các đường bay hầu hết được mở lại, số lượng vận tải hàng không tăng, cụ thể theo ghi nhận doanh thu hợp nhất của Vietjet trong năm 2022 đạt 40.141 tỷ đồng, lỗ hợp nhất sau thuế ở mức 2.261 tỷ đồng. Mặc dù kinh doanh có khởi sắc nhưng do giá vốn và các chi phí tăng đột biến khiến Vietjet Air lần đầu tiên báo lỗ sau hơn 15 năm thành lập và phát triển.
Và cũng bởi lý do báo lỗ 2.261 tỷ đồng, hàng loạt các trang thông tin điện từ và các trang mạng đăng thông tin Vietjet vỡ nợ, nợ hàng chục ngàn tỷ đồng, kinh doanh thất thu lỗ đến hơn 2000 tỷ. Loạt tin đồn trên xuất hiện nhiều và trong một thời gian dài gây xôn xao dư luận và ảnh hưởng phần nào lên tâm lí khách hàng đối với hãng bay giá rẻ này.
Tuy nhiên, trong năm 2023 Vietjet bức phá về doanh thu trong báo cáo tài chính cuối năm với mức doanh thu hợp nhất đạt 62,5 nghìn tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2022. Lợi nhuận hợp nhất sau khi trừ thuế đạt 344 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong quý IV năm 2023, Vietjet đã có doanh thu hợp nhất 18,8 nghìn tỷ đồng với lợi nhuận hợp nhất sau thuế là 152 chiếm 50% tổng lợi nhuận sau thuế cả năm.
Điều này cho thấy việc Vietjet vỡ nợ là khả năng không thể xảy ra khi mà hãng liên tục báo lãi sau thuế nhiều năm liền và cả năm 2023 gần nhất. Vì vậy thông tin Vietjet vỡ nợ do kinh doanh thua lỗ là không chính xác.
Tin đồn Vietjet vỡ nợ không trả tiền thuê phi cơ
Nguồn cơn khác làm xuất hiện tin đồn Vietjet vỡ nợ là từ một nguồn tin cho rằng Vietjet Air dính vào một vụ kiện tranh chấp liên quan đến việc thuê máy bay nhưng không thanh toán tiền thuê theo hợp đồng đối với một tổ chức có tên FW Aviation (Holdings) 1 có trụ sở tại Anh. Đơn vị này nộp đơn tố cáo lên tòa án Anh Quốc cáo buộc hãng hàng không Vietjet Air của Việt Nam đã không trả tiền thuê máy bay theo thời hạn và họ muốn thu hồi lại 4 chiếc máy bay đang cho thuê.
Theo đó, nguồn tin còn cho biết tòa án Anh đã ra quyết định cho phép FW Aviation (Holdings) 1 có quyền thu hồi lại 4 chiếc máy bay ở Việt Nam và sẽ được tòa án hỗ trợ thi hành. Trong thời điểm những chiếc máy bay đang được hủy đăng ký tại cơ quan quản lý Việt Nam để trao trả cho bên cho thuê, một cổ đông của Vietjet đã nộp đơn khởi kiện lên tòa án ở Việt Nam, cụ thể là tòa án Hà Nội.
Cổ đông này cho rằng việc hủy đăng ký các phi cơ nói trên và trao trả như vậy là không phù hợp. Tòa án Hà Nội sau đó đã ra quyết định tạm ngưng việc thu hồi máy bay của bên cho thuê.
Tiếp nối vụ việc liên quan đến 4 chiếc máy bay nói trên, đơn vị FW Aviation (Holdings) 1 tiếp tục đệ đơn kiện cổ đông của Vietjet đã nộp đơn trên lên tòa án Singapore với cáo buộc “âm mưu ngăn cản việc thu hồi để chiếm đoạt 4 chiếc máy bay trị giá hơn 200 triệu USD”. Liên tục những trục trặc liên quan đến tranh chấp tài chính khiến nhiều thông tin đồn đoán rằng Vietjet vợ nợ xuất hiện ngày càng nhiều.
Vì sao có tin đồn Vietjet vỡ nợ?
Chưa rõ thực hư lý do hãng hàng không Vietjet Air chậm thanh toán tiền thuê máy bay cũng như những nguyên nhân sâu xa bên trong của các bên trong cuộc. Thông tin Vietjet bị kiện tại nước ngoài cũng chưa thực sự được một kênh thông tin chính thống nào đính chính và công bố.
Ngoài ra, một phần lý do các tin đồn thất thiệt xuất hiện ồ ạt có thể được xác định là bắt nguồn từ một số cá nhân hoặc tổ chức đứng sau giật dây, tạo ra những tin đồn gây mất uy tín của Vietjet và đánh vào niềm tin của khách hàng dành cho chất lượng và độ an toàn của hãng.
Dựa vào những thông tin được Địa Điểm Du Lịch đề cập về tình hình kinh doanh các năm gần đây cũng như phân tích các nguồn cơn sự việc, có thể thấy rằng tin đồn Vietjet vỡ nợ là tin thất thiệt và hoàn toàn không có khả năng xảy ra cho đến thời điểm hiện tại. Vietjet Air luôn không ngừng nâng cao chất lượng các chuyến bay và vượt qua mọi thách thức truyền thông để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.